Bài bổ Trung Ích khí được cấu thành từ các vị: Hoàng Kỳ, Nhân Sâm (có thể dùng Đảng sâm thay), Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Đương quy, Bạch truật.
Công dụng của bài này là Bổ Trung Ích khí, thăng dương cử hãm.
Chủ Trị:
– Tỳ bất thăng thanh, hoa mắt chóng mặt, nhìn vật không rõ, ù tai, thiếu khí lười nói chuyện, âm thanh nhỏ, sắc mặt úa vàng, ăn uống kém, tiện không thành khuôn, lưỡi trắng nhạt, mạch nhược.
– Khí hư phát nhiệt chứng. thân nhiệt, tự ra mồ hôi (tự hãn), khí đoản, người mệt, mạch vô lực.
– Trung Khí hạ hãm, gây các chứng sa như tử cung, dạ dày.. băng lậu.
Bệnh cơ phân tích :
– Tỳ chủ vận hóa, vị chủ thu nạp, cả hai cùng ở trung tiêu, lấy tiêu hóa thủy cốc nhiếp thủ tinh vi dinh dưỡng ngũ tạng lục phủ, tứ chi bách hài. Tỳ vị kiện vận thì tinh lực kiện vượng. Khí huyết sung thịnh. Do đó Trung Y gọi tỳ là hậu thiên chi bản, dinh vệ khí huyết sinh hóa chi nguyên.
Nếu ẩm thực thất điều tổn thương tỳ vị. Lý Đông Viên nói: ẩm thực thất thường, hàn ôn không thích hợp, tất thương tỳ vị, ưu tư, lao lực quá độ cũng gây hao thương nguyên khí.
Tỳ vị hư nhược, vận hóa kém, khí huyết mất đi nguồn sinh hóa, tạng phủ không được dinh dưỡng, tất tứ chi mềm yếu, mặt sắc vàng, ăn uống kém mà đại tiện lỏng. Phế khí không được tỳ khí sung dưỡng, thổ không thể sinh kim, phế khí hư nhược tất sẽ thiểu khí lười nói, âm thanh yếu nhỏ. Tỳ phế đều hư lúc này vệ khí cũng hư, bì mao mất đi sự ôn ấm, tất ố hàn sợ lạnh, tứ chi lạnh, khí hư thấu lý bất cố, âm dịch ngoại tiết mà xuất hiện tự hãn. Tỳ khí chủ thăng, tỳ thăng tất kiện. Trung khí hư lâu, khí cơ thất thường, thanh dương không thể thăng dược, lúc này thủy cốc tinh vi không thể đi lên sung dưỡng đầu mặt, thanh khiếu thất dưỡng, xuất hiện hoa mắt chóng mặt, mắt mờ. Tân dịch không thể đi lên miệng, tất miệng khát. Cần giám biệt là chất lưỡi này sẽ nhạt do khí hư, khác với triệu chứng khát do nhiệt bệnh gây ra chất lưỡi đỏ.
Lúc này thanh dương không thăng được mà hãm bên dưới, uất mà phát nhiệt, cần biết không phải là thực hỏa, do đó nhiệt không mãnh liệt, cũng không phải nhiệt ở thủ tâm, Do đó Lý Đông Viên gọi cái nhiệt này là Âm Hỏa. Dùng để phân biệt với lục dâm hỏa tả.
Lâm sàng phối ngũ ý nghĩa:
Bài thuốc lấy ích khí thăng dương làm chủ, điều bổ tỳ vị. Lý Đông Viên nói: Nội thương tỳ vị chính là thương khí, ngoại cảm phong hàn thương kì hình. Thương ngoại chính là hữu dư, hữu dư giả tả chi. Thương nội chính là bất túc, bất túc giả bổ chi.
Bài thuốc dùng các dược vật cam ôn để bổ trung, thăng dương.
Trong đó Hoàng Kỳ bổ khí thăng dương trong Bản Thảo Chính Nghĩa nói: Hoàng kỳ bổ ích Trung Thổ, ôn dưỡng tỳ vị, phàm trung khí bất chấn, tỳ thổ hư nhược, thanh khí hạ hãm đều rất hợp dùng.
Ông Trương Tích Thuần trong Y Học Trung Trung Tham Tây Lục cũng có nói: Hoàng kỳ giỏi bổ khí, lại giỏi thăng khí. Trung khí hư, thanh dương bất thăng, thổ bất sinh kim, thường gây hư cả phế khí. Mà Hoàng Kỳ không chỉ sở trường bổ tỳ khí mà còn nhập phế bổ khí, nhập biểu thực vệ. Do đó bài này trọng dụng Hoàng kỳ làm quân dược, nhắm đến hai vấn đề:
– 1 là bổ trung ích khí, thăng dương cử hãm.
– 2 là bổ phế thực vệ, cố biểu chỉ hãn vì trường hợp này có tự hãn nhiều.
Lý đông viên nói: Tỳ vị khí hư, phế thí tiên tuyệt, do đó dùng Hoàng kỳ ích bì mao mà bế thấu lý, không để cho tự hãn tổn thương nguyên khí.
Bên cạnh đó công dụng của Nhân sâm theo Thần Nông Bản Thảo Kinh là bổ ngũ tạng, an tinh thần, llà bổ khí yếu dược. Trong đó có câu nói: cơ biểu chi khí, bổ nghi hoàng kỳ, ngũ nội chi khí, bổ nghi Nhân sâm. Bạch truật chuyên bổ tỳ vị (Bản Thảo Kinh Sơ) quyền 6 nói: Kỳ hương liệt, vị nồng, tính thuần dương, an tỳ vị chi phẩm. Cam thảo chích dụng ôn trung, chủ tỳ hư hoạt tiết, vị hư miệng khát, cam ôn trợ tỳ.
Cả 3 vị đều là cam ôn bổ trung yếu dược, phối cùng Hoàng kỳ, tất bổ tỳ công hiệu tăng cao. đều là thần dược.
Khí hư lâu ngày, tất tổn thương cả huyết, do đó bản phương phối cam tân ôn dược Đương Quy để dưỡng âm. Trương Cảnh Nhạc nói: vị cam trọng cố năng bổ huyết, kì khí khinh mà tân, lại có thể hành huyết. bổ trung có động, hành trung có bổ. là huyết trung chi khí dược.. Dùng làm tá dược. do đó bài có công hiệu dưỡng dinh, dưỡng huyết, bổ khí sinh tinh, an ngũ tạng, cường hình thể, ích thần chí. Do đó bài thuốc này bổ mà không trệ, thanh dương thăng, trọc khí tự giáng.
Bên cạnh đó, trong bài còn gia thêm 2 vị khinh thanh thăng tán là Sài hồ, Thăng ma cùng trợ giúp thanh dương thượng thăng. Trong Bản Thảo Cương Mục quyển 13 nói: Thăng ma dẫn dương minh thanh khí thăng, Sài hồ dẫn thiếu dương thanh khí thượng hành. Hai vị này không có công dụng bổ ích, nhưng tác dụng thăng dương, đo đó dùng để dẫn khí thăng dương, từ đó mà tăng công dụng bổ khí của các vị Sâm, Kỳ, Truật.
Các vị trên hợp dụng, có thể giúp tỳ kiện vận, nguyên khí nội sung, khí hư được bổ, khí hãm được cử, thanh dương đắc thăng tất các chứng sẽ tự trừ.
Bài này đặc điểm phối ngũ gồm có hai điểm:
1 / Dùng khí dược phối ngũ với thăng đề, lấy bổ khí làm chủ, mà thăng để làm phó.
2/ Bổ ích dược phối với lượng nhỏ hành khí dược, tức điều khí cơ thăng giáng, làm cho bổ mà không trệ.
Loại phương:
Bài này và Tứ Quân Tử, Nhân Sâm Bạch Truất Tán cả ba bài đều có Nhân Sâm, Bạch Truất, Cam Thảo bổ tỳ làm dược vật chủ yếu, đều là cam ôn ích khí kiện tỳ, dùng để trị tỳ vị hư nhược. Trong đó Tứ Quân Tử Thang dùng tương đối đơn thuần, lấy ích khí kiện tỳ làm căn bản, thích hợp ở tỳ vị khí hư, công năng vận hóa hư nhược. Sâm Linh Bạch Truất Tán thì lấy bài Tứ Quân Tử Thang làm căn bản và gia thêm các vị thẩm thấp kiện tỳ chỉ tả mà thành. Do đó ngoài ích khí kiện tỳ, dùng trị tỳ vị khí hư kiêm thấp chứng. Bổ trung ích khí thang cũng từ tứ quân làm căn bản mà gia thêm Hoàng kỳ, Thăng ma, Sài hồ, Đương quy, Trần bì tổ thành, mà bản phương ngoài ích khí kiện tỳ, lấy thăng đề cử hãm, lại điều lý khí huyết, yếu điểm ở chỗ khí hư hạ hãm, thanh dương bất thăng.
Sử dụng chú ý: âm hư hỏa vượng, thực chứng phát nhiệt cấm dùng. Hạ nguyên hư, không dùng.
——-
Thọ Khang Đường – Tiệm Thuốc Bắc Quận 2
94 Vũ Tông Phan, phường An Phú, Quận 2.
#botrungichkhi#đảngsam#hoangky#thăngma#đôngy#trungy#tiemthuocbacquan2