Thuốc Bắc Loại 1 – Cam Thảo và công dụng của Cam Thảo.

Nếu bạn là người quan tâm đến chất lượng thuốc bắc, muốn tìm kiếm cho mình vị thuốc chất lượng, thuốc bắc loại 1, thuốc bắc chính phẩm, xin hãy ghé xem Thọ Khang Đường.

Thuốc Bắc Loại 1 - Thọ Khang Đường
Thọ Khang Đường chuyên sỉ và lẻ thuốc bắc chính phẩm, thuốc bắc loại 1 ở Sài Gòn. Quý khách hàng gần xa có nhu cầu mua thuốc bắc loại 1 xin liên hệ Thọ Khang Đường

10/ Cam Thảo

I/ Tên Gọi: Quốc Lão.

Cam : ngọt; loại thực vật họ đậu này có rễ có vị ngọt rất đậm (cam thảo tố), chiết xuất ra độ ngọt = 500 lần đường trắng -> vì vậy căn cứ vào vị thực tế để đặt tên, sinh cam thảo, chích cam thảo là sản phẩm sống, bào chế chích mật.
Sách đời Lương gọi nó là “Quốc Lão” , kèm với lời giải thích vì rằng “Vị này là vương của các vị thuốc, ít có bài kinh phương không dùng tới nó. Sách của TQ giải thích càng cụ thể hơn, ông cho rằng “Cam Thảo là quân của chư dược, giải được rất nhiều loại độc, điều hoà chư dược, nên gọi Quốc Lão.
Chọn c6ay to, da đỏ mịn, chất chắc nạng tính bột lớn.

II/ Công Hiệu:
Cam thảo là vị ứng dụng rộng rãi nhất, nguyên nhân vì sao ứng dụng rộng rãi vậy, chủ yếu vì nó có khá nhiều công dụng. Trong đó, công hiệu đầu tiên mà nhiều sách nói.

Bổ tỳ ích khí = bổ tỳ khí:
Sau này nhiều sách bổ sung : Bổ Tâm Khí (do cái công hiệu này cũng hay dùng trên lâm sàng, nhất là kinh phương). => trong cái tác dụng bổ khí nhớ cho bổ khí ở : Tỳ và Tâm.

Nhuận phế chỉ khái: hoặc: Khu Đàm Chỉ Khái (đều được).
Cam Thảo có 1 chút tác dụng nhuận phế, nhưng do nó không phải 1 thuốc bổ âm điển hình vì vậy tác dụng nhuận phế không mạnh, nếu chích lên dùng có thể rõ hơn chút. Nó cũng có tác dụng khu đàm nhất định, vì vậy có đờm, khái thấu dùng tốt.
Hoãn cấp chỉ thống: Khá đặc thù.
Hoà hoãn dược tính.
Giải độc:
Giải nhiệt độc
Giải độc các thuốc khác hoặc thực phẩm ăn khác.
Sau đây đi phân tích cụ thể các công hiệu nói trên.

1/ Bổ Khí:
Đầu tiên là bổ tỳ khí, cũng giống như các vị khác, đây là cộng tính, Cam Thảo với tư cách 1 thuốc bổ khí, nó bổ tỳ khí = bổ trung khí, nhưng tác dụng rất hoà hoãn. Vì thế trong các bài thuốc bổ tỳ khí thông thường, đại đa số đều chọn dùng, nhưng chỉ làm thuốc phụ trợ thứ yếu để tăng cường cho Nhân Sâm, Hoàng Kỳ, Bạch Truật, Sơn Dược…
Bổ Tâm Khí, Trương Trọng Cảnh là người đầu tiên dùng Cam Thảo đi trị mạch kết đới, Tâm Động Quý, thực tết là 1 loại chứng Tâm Khí hư gây ra. Ngày nay, người tan ghiên cứu Cam Thảo cũng có tác dụng ổn định nhịp tim => Cam Thảo có hiệu quả trong cải thiện rối loạn nhịp tim mà thấy chứng tâm khí hư rõ. Tất nhiên phía trước cũng đã nói, nếu tâm động quý nặng quá, bệnh do thực thể, thuốc rất khó đạt hiệu quả còn bệnh cơ năng thì may ra còn đỡ được (lúc giảng thuốc an thần nói qua).

VD: Chích Cam Thảo Thang: trong các bài thuốc thông thường Cam Thảo dùng liều rất thấp: 3-6g. Trong chích Cam Thảo Thang dùng đến 1 lạng (30g). Khi dùng liều cao, nó mới biểu hiện rõ tác dụng bổ Tâm Khí. Cũng vì có bài thuốc này, rấtn hiều người cho rằng Cam Thảo trị mạch kết đại, tâm độc quý tác dụng rất tốt, kỳ thực nếu dùng độc 1 vị Cam Thảo đi bổ Tâm khí, tác dụng cũng bình thường, không mạnh như Nhân Sâm. Sở dĩ gọi tên Chích Cam Thảo là vì cách dùng Chích Cam Thảo khá đặc biệt, chứ chưa chắc do tác dụng mạnh nhất mà đặt làm quân dược, trong bài vẫn còn có Nhân Sâm, Địa Hoàng, A Giao, Mạch Môn, trị chứng âm dương khí huyết câu hư. Cam Thảo trong bài cũng có tác dụng phụ trợ, còn bổ tâm khí trong đó còn có Nhân Sâm, bổ Tâm Âm có Mạch Môn, A Giao, Ôn Tâm Dương có Quế Chi, vì vậy đó là hiệu quả của cả phức phương.

2/ khu đàm chỉ khái [ nhuận phế chỉ khái] => tác dụng bổ âm không rõ.

Nghiên cứu hiện đại phát hiện Cam Thảo có tác dụng bảo hộ cho vùng hầu họng đang bị viêm, vì thế trên lâm sàng, trong các bài chữa đàm khái suyễn hoặc yết hầu bất lợi, tần suất dùng Cam Thảo rất phổ biến, hàn nhiệt hư thực đều dùng.

Phong Hàn: VD: Tam áo thang : Cam Thảo vs Ma Hoàng

Phong Nhiệt: VD: Tang cúc ẩm : phối với tang diệp cúc hoa

Phế Táo: Tang hạnh Thang

Phế thận âm hư: Bách hợp cố kim thang

Phế hàn đàm ẩm: Linh Cam ngũ vị khương tân thang

Đều có Cam Thảo. Mọi người sau này cảm nhận dần dần, tính ứng dụng rất rộng.

3/ Hoãng cấp chỉ thống:
Đông y cho rằng, cơ thể xuất hiện đau, nguyên nhân chủ yếu là do bất thông. Các loại tà khí ngưng trệ, bất thông tắc thống => khi đó cần đi ôn kinh tán hàn, ôn thông kinh mạch, hoạt huyết hành khí.
Nhưng còn có 1 loại đau khác, không phải do khí trệ, kinh mạch/ huyết mạch bất thông, mà là do Kinh Mạch hoặc nội tạng co rút, gọi là đau do co rút, loại đau này hay gặp ở vị tràng, chân tay thi thoảng cũng có gặp. => Cam thảo có tác dụng làm giảm nhẹ trị loại đau này. Cổ nhân gọi cái tác dụng này là hoãn cấp chỉ thống nó hoà hoãn sự co quắp của nội tạng, cơ nhục, cân mạch, từ đó nó đạt được hiệu quả chỉ thống.
Do Cam Thảo có vị ngọt đậm, vì thế trong lý luận về ngũ vị, người ta tổng kết ra quy luật cam năng bổ, năng hoãn. Cái hoãn này bao gồm hoãn cấp chỉ thống, vì Cam Thảo có tác dụng rõ rệt ở mặt này.
Khi dùng thường phối với Bạch Thược, Đây cũng chính là bài “Thược Dược Cam Thảo Thang”, sau khi phối ngũ, tác dụng hoãn cấp chỉ thống tăng lên nhiều lần, tương tu vi dụng, sau này học Bạch Thược còn nhắc lại nữa. Đây là 1 cặp phối ngũ kinh điển.

4/ Giải Độc:

Nếu dùng Sinh Cam Thảo thì có tác dụng thanh nhiệt giải độc nhất định, vì Sinh Cam Thảo cũng được tính là 1 vị Thanh Nhiệt Giải Độc. Có thể dùng trị nhiệt độc sang ung, hoặc nhiệt độc gây yết hầu sưng đau.

VD: Phối cùng Kim Ngân -> Kim Ngân Hoa Thang.
Phối Cát Cánh :
Cam Cát Thang -> trị đau họng do nhiệt độc/ nhiệt độc có âm hư gây ra.
Huyền Mạch Cam Cát.

Tác dụng thanh nhiệt giải độc của Cam Thảo cũng bình thường, thường làm phụ trợ cho các thuốc thanh nhiệt giải độc (mạnh ở tiêu ung thủng (TNGD), VD: Bồ công anh, kim ngân, liên kiều, hoàng liên.
Ngoài ra, tác dụng giải độc của Cam Thảo còn bao gồm giải độc thuốc. Khi nó phối cùng các thuốc có độc, có thể giảm 9o65c tính các thuốc có độc kia.

VD: Tứ Nghịch Thang – Truyền thống : hay nói Can Khương sát Phụ Tử độc, hay nhấn mạnh Can Khương. Kỳ thực ra tác dụng giải độc của Cam Thảo có khả năng còn rõ hơn Cam Khương. Nhưng chủ yếu nhất là khi uống phải thuốc có độc. VD như uống quá liều Phụ Tử, Ô Đầu hoặc thời gian sắc không đủ, bào chế không đạt.. gây ngộ độc nhẹ.

Cam thảo cũng trị ngộc độc thức ăn, gây ra 1 số triệu chứng như: Phúc tả, phúc thống, tác dụng giải độc này tương đối đặc biệt, nó không phải nhắm vào 1 loại ngộ độc nào, mà rất nhiều loại ngộ độc đều dùng Cam Thảo đi giải. Vì thế cổ nhân rất nhấn mạnh cái tác dụng này. Họ nói: “giải được 72 loại độc Kim Thạch, 1200 loại độc thảo mộc”. Tất nhiên là lời nói quá. Nhưng ít nhiều cũng thấy tác dụng giải độc rộng của Cảm Thảo.
Nghiên cứu phát hiện, Cam Thảo Toan có tác dụng trung hoà độc tốt trong thức ăn, thuốc , ngoài ra, có thể tăng cường sức chịu đựng của cơ thể với độc tốt. Nhưng là có hạn, tỷ như thuốc chuột hay thuốc trừ sâu thì Cam Thảo không có ý nghĩa gì.
Trúng Độc: vừa ăn vào -> làm nôn ra. Nếu không nôn ra được -> làm giảm hấp thu, tăng bài tiết: uống nước đậu, sữa, lợi niệu.

5/ Hoà hoãn dược tính/ điều hoà dược tính.

Bao gồm hoà hoãn độc tính, thuộc phạm trù giải độc
Có những vị thuốc khá mãnh liệt, không nhất thiết độc tính, sau khi phối cùng Cam Thảo, có thể làm giảm tính mãnh liệt xuống.

VD:

Ma Hoàng tác dụng mãnh liệt -> tác dụng phát tán mãnh liệt -> phối cùng Cam Thảo sẽ hoà hoãn đỡ.

Đại Hoàng -> sau khi phối Cam Thảo, khổ hàn công hạ tác dụng giảm

Bạch Hổ Thang giảm tính hàn lương.

“Điều Hoà”

Là điều hoà vị giác, do Cam Thảo ngọt, có những bài thuốc khó uống cho 2-3g Cam Thảo để uống dễ hơn.
Là điều hoà chủ dược : Trong 1 bài thuốc, các vị hàn nhiệt khác nhau/ mãnh liệt/ hoà hoãn khác nhau.
Cam Thảo làm tác dụng điều hoà các vị với nhau, cho đi cùng 1 hướng thống nhất.

*trên đây là các tình huống sử dụng Cam Thảo, có thể thấy cam thảo vì sao được dùng rộng rãi đến vậy.

Thứ Nhất:
Công hiệu rất nhiều: VD: Trong công hiệu bổ khí: nó được sử dụng vao trong các bài thuốc bổ khí.
Trong các bài thuốc bổ hư – vì thuốc bổ khí dùng rộng rãi: huyết hư/ âm hư/ dương hư.

Không chỉ trong các bài thuốc trị khí hư, các chứng hư khác cũng dùng được.
Hay trong công hiệu khu đàm nhuận phế chỉ khái -> trị đàm khái suyễn => hàn nhiệt hư thực đều dùng được. Đặc biệt là tác dụng điều hoà chư dược, cải vị, đa số các bài thuốc đều sử dụng. => Có thuyết “Thập phương cửu thảo”

Tuy vậy không phải bài thuốc gì cũng cho bừa Cam Thảo vào, vô bổ vô phạt được, có những xử phương không thích hợp cho Cam Thảo vào.

Điều tiên là 18 phản:

Cam Thảo phản:
Cam Toại.
Đại kích
Nguyên hoa
Hải tảo

Thứ đến, Cam Thảo vị rất ngọt, cổ nhân cho rằng nó ung trung trợ thấp, vì vậy. Trung tiêu thấp trọc nội đình thường không ai dùng đến Cam Thảo, nếu không có lợi cho việc trừ thấp điều trung, vì vậy rong rất nhiều bài thuốc trị thấp trở trung tiêu không có cam thảo xuất hiện.
Còn 1 vấn đề nữa là, Cam Thảo không được dùng liều cao trường kỳ, vì sẽ xuất hiện hậu quả tích nước như corticoid.

Dùng với mục đích thanh nhiệt giải độc: Sinh Cam Thảo
Bổ Tỳ Khí, Tâm Khí : chích Cam Thảo
Trị đàm khái suyễn : có thể dùng sinh cam thảo, chích cam thảo tuỳ chứng, tuỳ người.

Nếu bạn đang cần mua thuốc bắc loại 1 ở Sài Gòn, xin vui lòng liên hệ tiệm thuốc bắc Thọ Khang Đường.

Tiệm thuốc bắc Thọ Khang Đường ở số 94 Vũ Tông Phan, Phường An Phú, Quận 2. Chúng tôi có ship hàng đi toàn quốc. Nếu các bạn có câu hỏi về thuốc hoặc về bệnh, vui lòng nhắn facebook thọ Khang Đường:

https://www.facebook.com/thokhangyquan

Website : https://thokhangduong.com/

Thọ Khang Đường chuyên điều trị mất ngủ và các bệnh về gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao…

Similar Posts